Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
"Bộ tứ" khắc tinh của TQ?
Nhóm 4 nước Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ được kỳ vọng sẽ là đối trọng với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh chỉ "cười khẩy" cho rằng "tên gọi thì hay" nhưng liên minh này sẽ "sớm tan như bọt biển".

 



Nhóm 4 nước Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ được kỳ vọng sẽ là nền tảng đối trọng với Trung Quốc.

 

Cân bằng với Trung Quốc

 

Các quan chức cấp cao từ Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ - một nhóm các quốc gia được gọi là “Nhóm Bộ tứ" – đã có cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) ở Singapore trong hai ngày 14-15/11.

 

Đây mới chỉ là cuộc họp thứ ba của nhóm kể từ khi hồi sinh vào năm ngoái trong vai trò đối trọng với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

 

Sự trở lại của Nhóm Bộ tứ - vốn được hình thành từ hơn một thập kỷ trước dưới thời chính quyền Bush - phản ánh sự lo ngại ngày càng tăng của nhiều quốc gia đối với chính sách đối ngoại bị chỉ trích là “hung hăng” đến từ quốc gia châu Á.

 

Bốn quốc gia này muốn cung cấp một mô hình thay thế cho các quy tắc độc đoán của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua các dự án cơ sở hạ tầng, mà trong một số trường hợp đã gây ra nhiều vấn đề cho các quốc gia nghèo và gia tăng sự phụ thuộc vào Bắc Kinh.

 

Australia nhìn nhận Nhóm Bộ tứ là một "cấu trúc quan trọng trong khu vực" trong các mục tiêu hợp tác kinh tế, quân sự và chiến lược, Thủ tướng Scott Morrison nói với các phóng viên hôm 14/11.

 

Nguồn gốc của Nhóm Bộ tứ bắt nguồn từ trận sóng thần năm 2004 với những tàn phá nặng nề đối với phần lớn châu Á. Sau đó bốn quốc gia này đã cùng nhau hợp tác trong nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo. Những người ủng hộ ban đầu bao gồm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney.

 

Các quan chức cấp cao của Nhóm Bộ tứ đã tổ chức cuộc họp đầu tiên vào năm 2007 và bốn quốc gia đã có với nhau các cuộc tập trận hải quân chung. Tuy nhiên, những động thái này đã gây ra các phản ứng từ Bắc Kinh.

 

Nhóm cũng bất ngờ tan vỡ khi Kevin Rudd – người có khuynh hướng chính sách hợp tác với Trung Quốc - trở thành Thủ tướng Australia cùng năm đó.

 

Kể từ đó đến nay, Trung Quốc đã ngày càng trở nên tham vọng hơn bằng việc mở rộng ảnh hưởng ra Biển Đông, tiến hành quân sự hóa các đảo tranh chấp, thiết lập căn cứ quân sự tại Djibouti trên đường đến kênh đào Suez và tài trợ cho việc xây dựng các dự án hạ tầng trong khu vực.

 

Các đồng minh của Mỹ như Australia cũng rơi vào rắc rối bởi những cáo buộc về việc Trung Quốc đang cố gắng thao túng nền chính trị ở quốc gia này.

 

Ở thời điểm hiện tại, Nhóm Bộ tứ đang có những bước đi chậm rãi và dần dần thuyết phục các quốc gia khác về giá trị của mình. Quan trọng hơn, nhóm nhấn mạnh rằng, họ không phải là một phần của chiến lược đối đầu trực tiếp với Trung Quốc - mà là để cân bằng với quyền lực ngày càng tăng của quốc gia châu Á. Nhóm Bộ tứ muốn thể hiện mình là một câu lạc bộ các quốc gia tôn trọng pháp luật và tạo dựng một môi trường kinh tế công bằng, dân chủ, các bên cùng có lợi.

 

Nền tảng không vững bền

 


Nhóm Bộ tứ sẽ không thể là một "NATO phương Đông"

 

Nhóm Bộ tứ vẫn chưa được chính thức hóa bằng một cuộc họp cấp bộ trưởng trong bối cảnh các nước thành viên lo ngại rằng điều đó sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ kinh tế quan trọng với Trung Quốc.

 

Trong khi đó, Bắc Kinh đang nhìn họ bằng ánh mắt hoài nghi, với việc Ngoại trưởng Vương Nghị chế nhạo nhóm chỉ là một ý tưởng “nghe thì hay” nhưng sẽ tan biến "giống như bọt biển ở Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương".

 

"Lập trường chính thức của bốn quốc gia đó là không nhắm vào ai", ông Vương nói hồi tháng 3. "Tôi hy vọng những gì họ làm sẽ phù hợp với những gì mà họ nói. Ngày nay, việc châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh mới là không phù hợp với thời đại và một cuộc đối đầu giữa các khối sẽ chẳng có nghĩa lý gì”.

 

Một mục tiêu chính của Nhóm Bộ tứ là tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng được hoạch định đúng đắn và bền vững về mặt tài chính - mặc dù họ không có nhiều tiền mặt để cung cấp giống như sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc, như theo Morgan Stanley tiết lộ sẽ là 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2027.

 

Điều này cũng trở nên khó khăn đối với các nền kinh tế nhỏ không có khả năng xoay xở - đặc biệt là ở Myanmar và Sri Lanka, nơi các khoản thanh toán nợ chiếm khoảng 80% doanh thu quốc gia.

 

Các quan chức từ các quốc gia Nhóm Bộ tứ nhấn mạnh rằng họ là một phần của một chiến lược lớn hơn có thể bao gồm nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Mỹ đang lên kế hoạch tài trợ cho chương trình cơ sở hạ tầng điện và internet trị giá hàng triệu đô la cho Papua New Guinea, theo tờ The Australian.

 

Nhóm Bộ tứ trong tương lai cũng có khả năng là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ nhằm thúc đẩy một khu vực “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nói với các phóng viên hôm 13/11 tại Singapore.

 

"Đây là một chiến lược vẫn đang được định hình, nhưng nó đang nhận được những kết quả rất tốt và chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi nó", ông Bolton nói. "Mức độ hoạt động ngoại giao đã tăng lên".

 

Đầu tháng này, Thủ tướng Morrison đã thông báo về một quỹ cơ sở hạ tầng trị giá 2 tỷ USD cho khu vực Nam Thái Bình Dương, mô tả khu vực này là “miếng vá” của Australia.

 

Nhật Bản đã đồng ý với Ấn Độ vào tháng 5 năm ngoái để phát triển một loạt các dự án chung theo những gì họ gọi là "hành lang tăng trưởng châu Á - châu Phi", kết nối châu Phi với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á thông qua các tuyến đường biển.

 

Mặc dù sự phát triển của Nhóm Bộ đang tỏ ra khả quan, vẫn còn đó những trở ngại. Trên thực tế, cấu trúc này vẫn chưa định hình được rõ ràng mục tiêu của mình là gì và Ấn Độ vẫn tham gia một cách khá miễn cưỡng.

 

Thủ tướng Narendra Modi gần đây đã tập trung vào việc hàn gắn quan hệ với chính quyền Bắc Kinh, và đầu năm nay ông nói Ấn Độ “không nhìn thấy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như một chiến lược hay một câu lạc bộ hạn chế thành viên”.

 

John Blaxland, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng tại Đại học Quốc gia Australia nhận định, đang có quá nhiều hy vọng và niềm tin được đặt trong một cấu trúc có một số nền tảng yếu kém cơ bản như Nhóm Bộ tứ.

 

"Mặc dù có chiều sâu hợp tác nhưng sẽ là sai lầm khi nhìn vào sự sắp xếp của Nhóm Bộ tứ như một NATO ở phía Đông và lục địa Á-Âu", Blaxland nêu quan điểm.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    ASEAN phải lựa chọn Mỹ hoặc TQ (16-11-2018)
    Phó tổng thống Mỹ: Biển Đông không thuộc riêng nước nào (16-11-2018)
    PTT Mỹ: Trung Quốc chớ hung hăng  (15-11-2018)
    Mỹ đối phó “vành đai” của Trung Quốc (12-11-2018)
    Mỹ gây sức ép với Trung Quốc ở Biển Đông (11-11-2018)
    Hành động ngang ngược mới nhất của TQ (02-11-2018)
    Philippines tránh nhắc Biển Đông để nhận đầu tư từ Trung Quốc (01-11-2018)
    Ông Tập chỉ đạo sẵn sàng chiến tranh  (27-10-2018)
    Mỹ lại khiến Trung Quốc "mất ăn mất ngủ" (23-10-2018)
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi Nhật, Hàn hợp tác chống lại Trung Quốc trên Biển Đông (19-10-2018)
    ASEAN mời Mỹ, Trung Quốc ký quy định hoạt động không quân ở Biển Đông (19-10-2018)
    Bất ngờ: Lần đầu tiên Mỹ công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông (18-10-2018)
    Mỹ sẽ thách thức Trung Quốc "lâu dài" ở biển Đông (17-10-2018)
    Ông Trump ‘đả kích’ ông Obama về vấn đề Biển Đông (11-10-2018)
    Mỹ không để TQ viết lại luật quốc tế trên Biển Đông (08-10-2018)
    Tâm sự nhói lòng của cựu Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa (08-10-2018)
    Đối đầu với tàu chiến Mỹ là hành động thách thức của Trung Quốc ở Biển Đông (07-10-2018)
    Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông (04-10-2018)
    Phó TT Mỹ: Mỹ sẽ không để Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông (04-10-2018)
    Australia phản đối 'chiến thuật hung hăng' của TQ ở Biển Đông (03-10-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152964666.